Màu sắc có thể giúp thể hiện ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Để màu sắc phát huy hết tác dụng, phối màu trở thành một trong những kỹ thuật quan trọng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo được chuẩn màu sắc trong thiết kế và in ấn.
Tư vấn thêm về in ấn
Hệ màu trong in ấn
Gồm hai dải màu cơ bản là màu dương tính và màu âm tính. Màu dương tính được tạo ra từ một nguồn sáng, ngược lại màu âm tính được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng.
Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu.
Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau (ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau. Với hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ, khi pha trộn theo cách này bạn sẽ có rất nhiều sắc màu khác nhau.
Cách dùng màu:
Cấp thứ nhất (Primary). Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.
Cấp thứ hai (Secondary): Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây. Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.
Cấp thứ ba (Tertiary): Từ 3 màu căn bản Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.
Trình tự phối màu:
Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.
Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.